Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên giấy tờ, bằng lái xe không cánh mà bay. Vậy phải sao ? Thủ tục làm lại bằng lái như thế nào ? Đừng lo, chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu là bạn có thể dễ dàng tự làm thủ tục xin cấp lại giầy tờ nhanh chóng thôi.
Mục lục
Tìm hiểu các loại bằng lái ở Việt Nam
Để điều khiển được xe máy, xe ô tô tại Việt Nam, bạn sẽ cần có giấy phép lái xe hạng A1, A2, B1, B2…
Mẫu bằng lái xe tại Việt Nam
Giấy phép lái xe là gì
Giấy phép lái xe hay còn được gọi là bằng lái, một loại chứng chỉ được cấp tại các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Khi có bằng, đồng nghĩa với việc bạn được phép điều khiển, vận hành các dòng xe theo quy định đối với loại bằng được cấp, để tham gia giao thông công cộng tại Việt Nam.
Để có được giấy phép, người sử dụng xe cần tiến hành làm các thủ tục xin cấp phép, thi sát hạch. Đồng thời, bạn cần đủ tuổi, sức khỏe và các quy định khác của nhà nước. Trong trường CSGT yêu cầu xuất trình giấy phép, mà người điều khiển phương tiện không có hoặc bị mất sẽ phải chịu hình thức xử phạt, có thể là tước giấy phép tạm thời hoặc giữ phương tiện.
Vì vậy, nếu chẳng may bị mất giấy tờ xe, bạn nên nhanh chóng làm lại bằng lái để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường.
Các loại giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định của bộ Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT, tại Việt Nam, giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được phân chia thành 10 hạng.
- Hạng A1, A2, A3, A4
- Hạng B1, B2
- Hạng C
- Hạng D
- Hạng E
- Hạng F
Thời hạn giấy phép lái xe
- Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn
- Hạng A4, B1, B2: Có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp
- Hạng C, D, E, F: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Độ tuổi được cấp giấy phép lái xe
Độ tuổi của người lái xe được luật quy định như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô 9 chỗ ngồi.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh dung tích xi-lanh từ 50 cm3
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên, lái xe hạng B2 kéo rơ moóc.
- Người từ đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người 10-30 chỗ, lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ, lái xe hạng D kéo rơ moóc.
- Độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ đối với nữ là 50 tuổi, với nam là 55 tuổi.
Ngoài ra, người lái xe cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Đồng thời, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô tuân thủ theo quy định.
Làm lại bằng lái xe ô tô/xe máy khi bị mất
Trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc bị thất lạc, hư hỏng hay rơi mất bằng lái, hồ sơ gốc. Trong đó, một số tình huống phổ biến nhất như:
- Mất bằng, còn hồ sơ
- Mất bằng, mất hồ sơ
- Mất hồ sơ, còn bằng
Trường hợp bạn mất luôn cả CMND, thì việc đầu tiên cần làm trước khi làm lại bằng lái đó là làm đơn trình báo với Công an xã phường và làm thủ tục xin cấp lại CMND. Không có CMND sẽ không thể làm được bất kỳ giấy tờ nào khác, không ngoại trừ giấy phép lái xe.
Nếu còn Chứng minh thư, bạn bắt đầu tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe theo các trường hợp dưới đây.
Thủ tục làm lại bằng lái xe máy
Lệ phí cấp lại bằng lái là 135.000 đồng/lần
1. Trường hợp mất bằng còn hồ sơ gốc
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm lại bằng
Trường hợp 1:
Giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn dưới 03 tháng. Người có bằng lái bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe, bao gồm:
-
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe (theo mẫu)
- Hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe (nếu có);
- Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn.
Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí, thì được cấp lại bằng.
Trường hợp 2:
Giấy phép quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên. Người có bằng lái bị mất quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên. Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, hợp lệ, bạn sẽ cần tham gia sát hạch lại các nội dung:
-
- Sát hạch lý thuyết: nếu quá hạn sử dụng 03 tháng đến dưới 01 năm
- Sát hạch lý thuyết và thực hành: nếu quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên.
Người lái xe cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch, gồm:
-
- Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn thời hạn.
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
- Đơn đề nghị cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu.
- Bản chính hồ sơ gốc của bằng bị mất.
Theo quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kỳ sát hạch.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ làm lại bằng lái tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép lái xe. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính hồ sơ bên trên để đối chiếu.
- Bước 3: Nộp lệ phí
- Lệ phí cấp lại bằng lái: 135.000 đồng/lần.
- Phí sát hạch đối với hạng A1:
- Lý thuyết: 40.000 đồng/lần
- Thực hành: 50.000 đồng/lần.
- Bước 4: Nhận Giấy phép lái xe
Theo thời hạn trên giấy hẹn, bạn đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận bằng lái được cấp lại.
2. Mất hồ sơ gốc có làm lại bằng lái xe máy được không
Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng bị mất hồ sơ gốc, vẫn được cấp lại bằng lái theo quy định.
Thi thực hành để cấp lại bằng lái xe máy
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gửi tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải gồm:
-
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu có sẵn.
- Bản sao chụp giấy phép lái xe, CMT hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
Cơ quan cấp bằng lái xe sẽ kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi thông tin cụ thể về số, hạng giấy phép lái xe, ngày sát hạch, cơ sở đào tạo (nếu có). Sau đó sẽ trả lại cho người lái xe để thay thế hồ sơ gốc đã bị mất.
Lệ phí cấp lại bằng lái gồm các khoản phí sau:
-
- Sát hạch thực hành trong hình: 230.000 đồng/1 lần.
- Sát hạch thực hành trên đường: 50.000 đồng/1 lần.
- Thi lý thuyết: 70.000 đồng/1 lần.
- Lệ phí cấp bằng lái: 135.000 đồng.
Thời gian cấp lại bằng lái xe tương tự như đối với việc cấp bằng lái mới.
Thủ tục làm lại bằng lái ô tô
1. Thủ tục đối với người mất bằng và còn hồ sơ gốc
Khi bị mất bằng lái xe ô tô, bạn làm thủ tục xin cấp lại bằng theo các trường hợp cụ thể dưới đây:
Trường hợp 1:
Người bị mất bằng lần đầu tiên, bằng còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, lệ phí, sẽ được xét cấp lại bằng lái. Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
-
- Đơn đề nghị cấp lại bằng lái xe theo mẫu có sẵn
- Bản chính hồ sơ gốc giấy phép lái xe.
- Giấy chứng nhận sức khỏe tại bệnh bệnh đa khoa cấp huyện trở lên.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài hoặc người Việt định cư ở nước ngoài, kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Sát hạch lý thuyết nếu bằng lái ô tô quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm.
Khi đến làm thủ tục làm lại bằng lái xe, bạn sẽ được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh. Sau 02 tháng nộp đủ hồ sơ, lệ phí, bạn bắt buộc phải tham gia dự các cuộc sát hạch lại các nội dung, tùy vào thời gian sử dụng của bằng lái cũ.
-
- Sát hạch lý thuyết nếu bằng lái quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm.
- Sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành nếu bằng lái quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Thông tư này.
Trường hợp 2:
Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại bằng lái xe bị mất lần thứ nhất thì bạn được xử lý cấp lại như lần đầu.
Trường hợp 3:
Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên:
-
- Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại bằng lái xe bị mất lần trước đó, bạn cần làm sát hạch lý thuyết và thực hành.
- Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại bằng lái bị mất lần trước đó, quá trình xử lý cấp lại như lần thứ nhất.
Người dự sát hạch có nhu cầu ôn tập có thể đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe ô tô và không phải học lại theo chương trình đào tạo. Mức lệ phí đối với thi sát hạch lái xe hạng B, gồm:
-
- Lý thuyết: 90.000 đồng/lần
- Thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần
- Thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
- Mức thu lệ phí cấp lại bằng lái xe trên chất liệu giấy là 30.000 đồng/lần, in trên chất liệu nhựa là 135.000 đồng/lần.
2. Làm lại bằng lái xe ô tô mất hồ sơ gốc có được không
Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, vẫn được làm lại bằng lái xe nếu có nhu cầu.
Thi sát hạch lý thuyết để cấp lại bằng lái xe ô tô hạng B1, B2
Trước tiên, bạn cũng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
-
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu.
- Bản sao giấy phép lái xe, CMT hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
- Cơ quan cấp lại bằng lái sẽ kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi thông tin số, hạng giấy phép lái xe, ngày sát hạch, cơ sở đào tạo (nếu có) và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay thế hồ sơ gốc đã mất trước đó.
Một số lưu ý quan trọng khi làm lại bằng lái xe máy, ô tô
Bằng lái sẽ được cấp lại nếu như bạn bị mất thực sự thì mới, không áp dụng với các trường hợp bằng lái đang bị cơ quan thẩm quyền thu giữ. Chắc chắn bên công an sẽ phát hiện ra và từ chối cấp lại bằng.
Bởi sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ phải chờ khoảng thời gian 2 tháng, để có quan chức năng xác minh trình trạng của bằng lái xe cũ của bạn. Việc tra cứu thông tin vi phạm của người lái xe có toàn bộ trong cơ sở dữ liệu quản lý toàn quốc. Vì thế, nếu không may bạn bị CSGT giữ bằng thì bạn hãy chờ để nhận lại bằng theo quy định, tuyệt đối không tham gia điều khiến phương tiện tham gia giao thông khi không có bằng.
Hướng dẫn thủ tục xin cấp lại bằng lái xe trên đây chỉ áp dụng cho loại bằng do Bộ GTVT cấp, không dành cho bằng lái do cơ quan khác cấp như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bằng lái xe quốc tế sẽ có sự khác biệt.
Sử dụng bằng lái đúng cách khi tham gia giao thông
Khi đã được cấp bằng lái xe, bạn nên bảo quản, giữ gìn cẩn thận. Đồng thời, sử dụng bằng lái đúng cách. Sau đây là một số thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất.
Bằng lái xe hạng A
Bằng lái xe hạng A dành cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh hoặc 3 bánh.
-
Bằng lái A1 chạy được xe gì
Bằng lái A1 dành cho những cá nhân lái xe mô tô hai bánh, dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. Hoặc người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho đối tượng người khuyết tật.
-
Bằng lái A2 chạy được xe gì
Bằng lái xe A2 dành cho người lái mô tô hai bánh dung tích xy lanh từ 175 cm3
Bằng lái xe A2 dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên, bao gồm cả các loại xe quy định dành cho bằng lái hạng A1.
-
Thời gian học bằng lái xe A1, A2
Như đã trình bày ở trên, bằng lái xe mô tô được phân làm 2 hạng là bằng lái xe hạng A1 và bằng lái xe hạng A2. Nhìn chung, quy trình thi bằng lái A1 và A2 đều khá giống nhau. Bạn đều phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng kí học lái xe, tham gia học lý thuyết, học thực hành, cuối cùng là thi sát hạch (lý thuyết+thực hành).
Khi đăng kí dịch vụ thi và cấp bằng lái xe máy không quá phức tạp. Học viên sẽ được nhận bằng lái xe A1, A2 sau khoảng hai tuần.
Bằng lái xe hạng B
Bằng lái hạng B là loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái xe hạng B được phân ra làm hai loại là B1 và B2
-
Bằng lái B1 chạy được xe gì
Trong hạng B1 gồm có 2 loại là: dành cho xe số tự động và cả số sàn + số tự động, áp dụng cho người không hành nghề lái xe, được cấp để điều khiển các loại xe sau đây:
-
- Ô tô số tự động 9 chỗ ngồi, kể cả tài xế
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg theo thiết kế
- Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500 kg theo thiết kế.
- Ô tô cho người khuyết tật.
-
Bằng lái B2 lái được xe gì
Bằng lái xe hạng B2 dành cho những người hành nghề lái xe, chuyên điều khiển các loại xe sau:
-
- Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
- Các loại xe cho bằng lái hạng B1
Bằng lái B2 cho những người hành nghề lái xe
Thực tế, bằng lái B1 và B2 quyền điều khiển giống nhau, chỉ có điểm khác biệt duy nhất đó là cho người không hành nghề lái xe, và người hành nghề lái xe. Chính vì lẽ đó, nếu bạn đang muốn hành nghề taxi hoặc lái xe ô tô con, ô tô tải thuê, bạn cần học bằng lái B2.
Hiện nay, đa phần mọi học viên đều chọn thi bằng B2 thay cho B1. Bởi giấy phép bằng B2 dài hơn, thời hạn lên tới là 10 năm, bằng B1 chỉ là 5 năm, trong khi đó học phí của cả 2 loại là bằng nhau. Đó cũng là lý do mà rất ít trung tâm, cơ sở đào tạo nhận dạy lái xe hạng B1.
-
Thời gian học bằng lái xe B2
Thí sinh để được cấp bằng lái xe B2 theo quy định cần phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi. Thông thường, thời gian học lý thuyết và thực hành là 3 tháng, tức là từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi là 3 tháng. Chẳng hạn, nếu cần lấy bằng trước tết, bạn nên nộp hồ sơ vào khoảng tháng 9 là hợp lý để kịp cho phần thi sát hạch vào dịp cuối năm.
Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm liên quan đến bằng lái xe khi tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Thông tư 11/2013/TT-BCA.
Đối với người lái xe máy không mang bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 80-120 nghìn đồng, trường hợp không có bằng lái bị phạt tiền từ 800-1,2 triệu đồng. Người lái ô tô không mang bằng sẽ bị phạt từ 200-400 nghìn đồng, không có bằng sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.
Khi tham gia giao thông, bạn cần nắm vững luật và tuân thủ tuyệt đối luật an toàn giao thông, mang theo đầy đủ giấy phép lái xe (bằng lái xe). Nếu bị mất, cần tiến hành làm lại bằng lái càng sớm càng tốt, để tránh bị CSGT phạt tiền đáng tiếc.